Những câu hỏi liên quan
Y Sương
Xem chi tiết
Mỹ Đỗ
5 tháng 9 2017 lúc 21:54

Thuyết minh về con trâu dưới dạng tưởng tượng (đối thoại theo lối ản dụ )

Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.

Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.

- Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?

Nghé Con trả lời rất chững chạc:

- Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!

Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:

- Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.

Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.

- Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?

Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.

- Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!

Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:

- Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.

Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.

- Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!

Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.

- Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.

- Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này...”

“Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường

Yêu quê hương qua từng trang sách mở

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.

Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:

- Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?

Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:

Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.

Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.

Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.

Bình luận (0)
Eren Jeager
5 tháng 9 2017 lúc 18:51

Xin chào các bạn, mình xin tự giới thiệu mình là cây lúa, hôm nay mình sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời của mình. Nếu như các bạn nào ở đồng quê thì chắc chắn là được nhìn thấy tớ thường xuyên rồi còn những bạn trên thành phố chắc mới chỉ nghe qua chứ chưa bao giờ được biết về tớ đâu nhỉ. Vậy thì hôm nay mình sẽ kể cho các bạn biết về cuộc đời và những gì mình phải trải qua nhé.

Mình sinh ra từ những hạt thóc được chọn lọc kĩ càng và lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của những người nông dân. Những hạt thóc mẩy nhất sẽ được chọn ngâm nước cho mọc mầm rồi sau đó người ta sẽ mang ra đồng ruộng để gieo chúng xuống đất. Khi lớn lên mầm của những hạt thóc ấy nảy ra những cây màu xanh nhỏ nhắn và dễ gãy mà người ta thường gọi là mạ. Thế rồi nhờ những bàn tay khéo léo của người nông dân cùng sự cần cù chăm chỉ bán lưng cho trời bán mặt cho đất mà những cây mạ được trồng thẳng tắp trên những ruộng vuông vắn. và khi nó được đặt xuống đất thì những cây lúa như tớ ra đời. Người nông dân rất biết canh tác cho chúng tớ đủ chỗ ở mà vẫn gần nhau. Mỗi cây cách nhau có gang tay thôi nhưng thế đã đủ cho tôi sống hấp thụ được những tinh túy của đất trời.

Một thời gian sau những cây lúa như tôi phát triển rễ bám chặt vào đất mà đứng vững lên không còn siêu vẹo như hồi đầu nữa. Thế rồi tôi lớn lên qua sự chăm sóc của ngươi nông dân, họ giúp tôi tránh xa những kẻ thù đáng sợ. Khi cây lớn hơn một chút thì những loại sinh vật cũng sẽ đến tìm và ăn thịt chúng tôi. Trong đó đáng sợ nhất là những con ốc biêu vàng. Chúng chỉ cần mở cái miệng to ngoác của nó ra là coi như chúng tôi đi tong. Từ xưa đến nay họ hàng nhà lúa chúng tôi vẫn không thẻ nào tránh khỏi chúng. Nhìn những người thân bên cạnh bị chúng ngốn lấy hết cả thân hình vào mà lòng tôi lo lắng thương xót. Thế nhưng biết làm sao được vì ngàn đời này vẫn thế. Ngoài con vật đáng ghét ấy chúng tôi còn phải đối mặt với những con bọ giầy hút đi nhựa trong cây chúng tôi. Ở cũng không được bình yên vì những loại có sức sống mạnh hơn xâm lấn và nhiều khi còn đè lên đầu lên cổ chúng tôi mà sống ý. Đó là những cây cỏ dại như vẩy ốc, cỏ chạc chão…

Đến thì con gái thì cũng đỡ hơn vì khi ấy thân hình chúng tôi đã đủ lớn để không để một con ốc một cây cỏ nào có thể vươn lên mà dìm chúng tôi xuống được, có ăn thì cũng chăng hết. Khi ấy nhìn cả cánh đồng chúng tôi trở nên là những mĩ nữ tuyệt đẹp. Và cũng chính khi ấy những hạt lúa thơm ngon mới chỉ có sữa bên trong được ấp ử trong những thân hình ấy. Nó giống như là người phụ nữ của con người các bạn mang thai vậy. Thế rồi sau bao lâu nó bắt đầu lớn lên tách những lá lúa, thân lúa vươn ra ngoài tìm ánh sáng. Một cây lúa chúng tôi sẽ ra nhiều nhánh lúa. Có khi mấy cô câu chăn trâu chăn bò thường xuyên rút những hạt lúa non non của tôi để ăn. Trông mặt các bạn ấy ăn ngon lành và còn thấy khen là ngọt tôi cũng thấy vui lắm. Bởi vì chính họ là người mang đến sự sống cho tôi và tôi sinh ra là để phục vụ con người.

Sau bao ngày hưởng thụ những ánh nắng những hạt mưa cùng những giọt sương mai đã làm cho những bông lúa kia trở nên mẩy hơn. Tôi vui sướng nhìn những bông lúa trên đầu mình đang dần dần lớn lên và chuyển sang màu vàng. Khi ấy thì lá tôi cũng màu vàng nhưng thật sự là rất khổ khi chính khi ấy bọn bọ giầy lại hoành hành nhiều hơn. Tuy nhiên chúng tôi gắng gượng đấu tranh với chúng khi chúng tôi vàng chín cả cánh đồng nhìn thật đẹp. Thế rồi người nông dân đi gặt chúng tôi về. kết thúc một cuộc đời của cây lúa.

Thế đấy cuộc đời của chúng tôi như vậy đây. Có lẽ đến đây các bạn đã có cái nhìn thật mới về chúng tôi chứ. bản thân tôi là một cây lúa luôn cảm thấy tự hào trước những lợi ích và những thu nhập của tôi mang lại cho con người.

Bình luận (0)
Eren Jeager
5 tháng 9 2017 lúc 18:52

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.



Bình luận (0)
đỗ thanh mai
Xem chi tiết

Mỗi khi em đạt thành tích cao thì ba mẹ thường đưa em đi chơi tại sở thú. Đấy chính là món quà mà em luôn mong ước. Nơi đó có biết bao con thú đáng yêu. Em được tận mắt ngắm nhìn các loài động vật hoang dã, các loài chim, thú. Trong các con thú nơi đây, em luôn bị thu hút nhất chính là những màn biểu diễn nhào lộn của một chú khỉ Bạc Má.

Chú khỉ này có tên thật hay và khá ngộ nghĩnh - Bạc Má. Tên gọi như vậy vì ngay trên má chú khỉ này có đám lông bạc trắng. Chú khỉ Bạc Má này nổi bật và tinh nghịch nhất trong đàn, với bộ lông màu vàng nâu rất đẹp. Lông của chú không mượt như lông những chú mèo mà hơi xù lên trông rất ngộ nghĩnh. Phần lông càng gần đầu càng dài hơn và có màu vàng cam, trông đẹp lắm! Khuôn mặt chú có rất nhiều điểm tương đồng với khuôn mặt con người, chỉ khác là mắt thì to và tròn, gò má thì nhô cao, mũi hơi hếch lên trông thật nghịch ngợm. Và ấn tượng nhất là lúc chú ta cười, cái miệng đã rộng khi cười lại càng mở lớn hơn, mỗi khi cười là lộ ra cả hàm răng nhỏ nhắn, khá đều đặn và trắng như sữa. Chú cười rất nhiều nhất là khi được cho ăn. Thân hình chú hơi gầy, hai tay dài khẳng khiu và những ngón tay thon thon phủ một lớp lông vàng nhạt. Tuy gầy như vậy nhưng chú nhanh nhẹn lắm, chú có thể bám chắc vào một thân cây rồi đu cả người mình vài vóng quanh thân cây đó điêu luyện như một nghệ sĩ xiếc tài ba rồi lại chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Thấy mọi người đứng xem làm cho Bạc Má có vẻ thích trí hơn nên trổ tài biểu diễn mua vui cho mọi người. Đang đứng trên lóc cái lồng nhỏ, thoắt cái, chú ta lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành tay kia gãi gãi làm trò. Không cần lo chú ta bị ngã đâu, Bạc Má đã luyện chiêu này thành tài rồi. Mọi người vỗ tay, nó càng khoái trí buông cả hai tay mà dùng đuôi cuộn chặt lấy cành cây, đu mình xuống miệng kêu "khẹc, khẹc..." Rồi tưởng chừng như chú bị rơi khi đuôi bị tuột ra, nhưng không, chú đã lại dùng tay đang đánh đu trên một cành cây khác. Tinh nghịch là vậy nhưng những lúc làm nũng mẹ cũng đáng yêu lắm, chú thường được mẹ ôm vào lòng rồi bặt giận cho. Trông thật tình cảm và thân thiết.

Mẹ đưa em mộ quả chuối. Em đên lại gần Bạc Má. Em giơ giơ quả chuối. Chú ta liền chìa bàn tay nhỏ xinh ra xin. Ánh mắt chú nhìn trái chuối chín vàng một cách thèm thuồng. "Đây, ta cho chú mày đấy!" Em vừa vứt chuối vào. Chú ta liền chạy ra lấy chuối liền. Bạc Má có vẻ vui lắm. Chú ta kêu khẹc khẹc rồi nhảy tót lên cao. Bằng một động tác điêu luyện, Bạc Má đã bóc xong trái chuối một cách kheo léo. Ai cũng khen sao chú ta tài thế. Chú ăn chuối ngon lành. Em thấy chú ta ăn, em vui lắm!

Cứ mỗi lần chuẩn bị ra về là em lại quay lại chuồng khỉ để chào tạm biệt Bạc Má. Em mong sao Bạc Má và những chú khỉ ở đây sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khỏe mạnh và xinh xắn hơn.

Bình luận (0)
Trang Thùy
Xem chi tiết
nthv_.
12 tháng 9 2021 lúc 16:19

Tham khảo:

Trong cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà, những công việc thường ngày trong gia đình đều cần đến chúng tôi, không những vậy, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, thủ công nghiệp, y tế (so sánh)… chúng tôi là một vật dụng rất quen thuộc. Chắc hẳn các bạn đã đoán chúng tôi là ai rồi chứ, chúng tôi là họ hàng nhà kéo đấy.

Chúng tôi được sinh ra ở đâu và tự bao giờ thì vẫn còn là sự tranh cãi giữa mọi người trong dòng tộc. Xuất phát điểm cho sự phát triển của họ hàng nhà tôi dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể chúng tôi đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Họ hàng nhà Kéo chúng tôi không hề ít người tí nào đâu nhé! Chúng tôi có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo bấm, kéo khớp…

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Chúng tôi được sử dụng để cắt mỏng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như giấy, bìa các tông, lá kim loại, nhựa mỏng, vải, sợi dây thừng và dây điện. Ngoài ra, Kéo cũng được sử dụng để cắt tóc và thực phẩm, hay dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Tóm lại, họ hàng nhà Kéo chúng tôi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo lại được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Vì vậy, chúng tôi có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có chúng tôi, mọi người sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay mà con người không thể làm tốt được. Họ nhà Kéo của tôi rất tuyệt vời phải không nào?

Bình luận (0)
Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 12 2016 lúc 16:33

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Minh Vân
13 tháng 12 2016 lúc 18:43

Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.

Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :

- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.

Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:

- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?

Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:

- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .

Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :

- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.

Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.

Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.

(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 12 2016 lúc 18:56

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

 

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

 

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

Bình luận (1)
Quỳnh Huệ
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
đức anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Nhân
Xem chi tiết
Lê Tuấn Minh
24 tháng 9 2021 lúc 20:44

Xưa, có hai mẹ con nghèo khổ kia sống ở một làng nọ. Bà mẹ lam lũ cấy thuê gặt mướn nuôi con. Người con là một cô bé lên mười, chăm học, cơm nước giặt giũ đỡ đần cho mẹ. Vì gắng sức lao động, bà mẹ ốm nặng. Cô bé hết lòng chăm sóc mẹ sớm hôm không quản một việc gì. Cô bé còn ra đồng phụ người lớn đem mạ để kiếm ít tiền vì cô còn bé quá, chưa cấy được. Người mẹ ngày một bệnh nặng. Nhà có chút tiền dành dụm cũng không đủ thuốc thang. Đi phụ đếm mạ về, cô bé tất tả lo cho mẹ ăn cháo, uống thuốc.

Xong việc, cô lựa lưng vào chân giường lòng thầm cầu nguyện Trời, Phật giúp mẹ khỏi bệnh. Bỗng một bà tiên hiện ra nơi ngưỡng cửa. Bà đến bên giường bệnh, vuốt tóc cô bé rồi đưa cho cô một gói thuốc bột. Bà tiên dặn:

- Hòa thuốc này với nước sôi để nguội rồi cho mẹ uống ngay. Ta thương con là một đứa con hiếu thảo nên đến giúp con đó.

Cô bé lạy tạ bà tiên, ngẩng đầu lên thì bà đã biến mất. Cô vội vàng hòa thuốc cho mẹ uống. Kì diệu thay, mẹ cô ngồi ngay dậy, người khỏe khoắn như chẳng có bệnh gì. Cô bé thuật lại cho mẹ biết chuyện bà tiên đến giúp đỡ ra sao. Hai mẹ con quỳ xuống tạ ơn bà tiên. Hai mẹ con lại sống hạnh phúc như xưa.

Văn kể chuyện hai mẹ con và bà tiên (Chủ đề về tính trung thực)

Ở một thị trấn nhỏ có hai mẹ con cậu bé kia sống trong một cái nhà gỗ ọp ẹp. Bà mẹ làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Cậu bé học lớp bốn chăm ngoan, hiền hậu. Công việc nặng nhọc khiến bà mẹ ngày một gầy ốm rồi ngã bệnh. Cậu bé hết lòng chăm sóc mẹ và thay mẹ đi làm ở chỗ mẹ cậu đã làm. Vì cậu sức yếu nên cậu chỉ được chút tiền lương. Mẹ cậu bệnh ngày một nặng. Cậu bé gom góp số tiền ít ỏi, ra phố mua cho mẹ thang thuốc tốt hơn. Cậu đi nhanh trên con đường vắng thì thấy một túi xách bị đánh rơi. Có lẽ cái túi rơi nặng nên miệng túi toác ra để lộ những xấp tiền dày cộm. Cậu ngẩng phẳt đầu lên nhìn về phía trước chỉ thấy một bà lão chống gậy đang đi chầm chậm. Số tiền này không phải là ít - cậu nghĩ thầm - rồi ôm lấy cái túi, chạy tất tả theo bà cụ:

- Bà ơi! Bà đánh rơi túi xách này.

Bà lão dừng ngay lại, đưa mắt nhìn cậu có ý hỏi. Cậu bé thở hổn hển:

- Thưa bà, cái túi xách này là của bà, phải không ạ?

Bà lão cười hiền hậu:

- Quả con là đứa trò thật thà, hiếu thảo. Ta là tiên, chờ con ở đây để thử lòng con đó.

Bà lão đưa cho cậu một gói nhỏ dặn:

- Con hòa thuốc này cho mẹ uống. Chỗ tiền này ta cho con mang về giúp mẹ mở một cửa hàng nhỏ. Con về ngay đi.

Dứt lời. Bà lão biến mất. Cậu quỳ xuống lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà.

Mẹ cậu khỏi bệnh và nhờ số tiền của bà tiên giúp, mở một tiệm tạp hóa, không phải làm thuê gánh mướn nữa. Hai mẹ con sống lương thiện, hạnh phúc bên nhau.

Naktop1MF

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Vũ Trà My
16 tháng 10 2021 lúc 21:17

nb mmmmmmmmmmmmmm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
@//Gấu+Cute//@
Xem chi tiết
ⒸⒽÁⓊ KTLN
17 tháng 1 2021 lúc 14:06

Đề 3:

Một buổi trưa nọ, tôi và cha đang phải cày ruộng. Bất chợt, tôi thấy một người đàn ông ăn mặc sang trọng cưỡi ngựa đến, có lẽ là quan của nhà vua, ông bèn hỏi cha tôi:

- Này ông kia, trâu này một ngày cày được bao nhiêu đường?

Cha tôi nghe xong thì ngớ người. Tôi nghĩ bụng, ai đời lại đi hỏi câu kì lạ như vậy, chắc chắn là muốn trêu người khác rồi, tôi liền hỏi lại:

- Vậy xin quan trả lời con ngựa kia một ngày đi được bao nhiêu bước,thì tôi sẽ nói cho quan biết con trâu đi được bao nhiêu đường?

Quan lúng túng không biết trả lời, rồi quan bỗng hỏi tên hai cha con, tôi cũng không nghĩ nhiều mà khai báo.

Mấy tuần sau, làng tôi nhận được chiếu vua, vua ban cho làng ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, thiếu con nào thì sẽ bị phạt. Mọi người đều biết chuyến này lành ít dữ nhiều, được vua quan tâm thì tốt nhưng ai lại làm được trâu đực đẻ con? Cái khó ló cái khôn, tôi chợt nảy ra một kế. Tôi nói với cha:

- Cha cứ bảo cả làng lấy hai con trâu và hai thúng gạo mà ăn, còn lại thì bán đi để hai cha con ta lên kinh thành.

Cha và mọi người lúc đầu còn lo lắng nhưng nghe tôi trấn an, còn làm giấy cam đoan với làng thì yên tâm hơn.

Lên đến kinh vua, nhân lúc lính canh không để ý, tôi lẻn vào sân rồng khóc ầm lên làm nhà vua đang chầu triều phải dừng lại, điệu tôi vào trong. Vua hỏi:

- Thằng bé kia, tại sao lại đến đây mà khóc?

Tôi mới ấm ức phân bua:

- Mẹ con chết sớm mà cha không chịu đẻ em bé cho con chơi, con buồn lắm. Kính vua ra lệnh bắt cha con phải đẻ em bé cho con…

Cả triều đình cười rộ lên, vua tủm tỉm giải thích:

- Cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được?

Tôi nhanh nhảu đáp lại:

- Vậy sao vua lại bắt làng con làm trâu đực đẻ con?

Vua nhớ ra, cười nói:

- Cái đấy là thử, làng ngươi phải biết thịt trâu mà ăn chứ!

- Làng chúng con nhận được trâu và gạo liền biết đó là lộc vua ban đã làm cỗ ăn mừng rồi.

Hôm sau, tôi và cha đang ăn cơm, bỗng có người của vua mang một con chim sẻ bắt tôi phải dọn ba mâm cỗ, tôi biết ngài là vua lại thử mình liền đưa cho anh lính cây kim nhờ vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cha con tôi được ban thưởng hậu hĩnh.

Một hôm, tôi đang ở nhà chơi với bạn, có sứ thần mang một cái vỏ ốc rất dài bị rỗng hai đầu, ông nhờ tôi dùng sợi chỉ mảnh xuyên qua vỏ ốc. Tôi liền hát:

“Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Mãi về sau khi đã thành trạng nguyên, tôi mới hiểu được, sự nhanh trí lần đó của mình đã cứu nước khỏi giặc ngoại xâm.

Bình luận (3)
Lâm Đức Khoa
17 tháng 1 2021 lúc 14:08

oho

Bình luận (3)
︵✰Ah
17 tháng 1 2021 lúc 19:42

Chép mạng !!

Bình luận (0)